Giảm sữa hoặc mất sữa khiến nhiều mẹ không có đủ lượng sữa cần thiết cho con bú. Những khi này liệu uống thuốc lợi sữa có tốt không? Ngoài những phương pháp lấy lại sữa mẹ bằng thực phẩm, các mẹ có thể sử dụng thuốc lợi sữa để làm tăng lượng sữa của mình không? Chị em quan tâm hãy cùng tìm hiểu trong những chia sẻ dưới đây nhé.
1. Những điều cần biết về thuốc lợi sữa
Thuốc lợi sữa là những loại thuốc có tác dụng làm tăng lượng sữa mẹ. Cơ chế hoạt động:
Các loại thuốc lợi sữa thường có khả năng giúp cơ thể tăng tiết hai loại hormone tạo sữa và vận chuyển sữa là prolactin và oxytocin.
Nhiều loại thuốc lợi sữa khác lại kích thích tiết sữa bằng cơ thể ngăn chặn chất dopamine gây ức chế prolactin, từ đó giúp cơ thể tăng giải phóng hormone này.
Các mẹ đang bị mất sữa, giảm lượng sữa tiết ra nên không có đủ sữa cho con bú là những người nên dùng thuốc lợi sữa. Ngoài công dụng làm tăng lượng sữa, thuốc lợi sữa còn giúp tăng chất lượng sữa làm sữa mẹ thơm hơn, đặc hơn.
Một số loại thuốc lợi sữa đang được các mẹ sử dụng phổ biến là:
Tây y
Đông y
Thuốc Nam
Công dụng
Lợi sữa cho các mẹ muốn tăng lượng sữa của mình.
Kích thích cơ thể tiết sữa.
Giúp tăng lượng sữa nhờ vào các loại thảo dược có nguồn gốc Trung Hoa.
Thuốc Đông y có cơ chế điều trị dựa vào cân bằng và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.
Tác dụng lợi sữa nhờ kích thích cơ thể sản sinh ra sữa thông qua các vị thuốc giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan sản xuất sữa.
Ưu điểm
Tác dụng nhanh chóng, giải quyết tình trạng mất sữa, giảm lượng sữa cho các mẹ trong thời gian ngắn.
Sử dụng dễ dàng, nhanh chóng, không mất thời gian chuẩn bị thuốc uống.
Dễ mua, dễ tìm sản phẩm.
Giảm nguy cơ tác dụng phụ với thuốc hơn hẳn thuốc Tây y.
Có thể sử dụng lâu dài.
Có tác dụng điều hòa cơ thể và giúp chữa trị bệnh từ gốc.
Các loại thuốc Nam là những thảo dược có nguồn gốc từ Việt Nam nên dễ kiếm hơn, phổ biến hơn thuốc Đông y.
Hiệu quả tin cậy được đúc kết qua thời gian.
Ít tác dụng phụ.
Nhược điểm
Các loại thuốc tây y không mang lại hiệu quả lâu dài.
Sau một thời gian, cơ thể mẹ có thể nhờn thuốc và không còn thấy tác dụng lợi sữa.
Sử dụng lâu dài có thể khiến cơ thể gặp phải những tác dụng phụ như tăng cân, chóng mặt, buồn nôn…
Tác động không nhanh và mạnh. So với thuốc tây, thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn, người bệnh phải sử dụng kiên trì trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
Vị thường khó uống hơn thuốc Tây y.
Thời gian chuẩn bị thuốc lâu, tốn nhiều công sức. Phải sắc thuốc đúng cách mới mang lại hiệu quả sử dụng.
Nhiều loại thuốc hiếm, khó tìm, không dễ mua và kiếm được.
Cũng như thuốc Đông y, tác dụng của thuốc Nam khá chậm đòi hỏi người uống phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Thời gian sắc thuốc lâu.
Các loại thuốc thường dùng
Thuốc uống lợi sữa Sulpiride.
Thuốc lợi sữa Metoclopramide.
Thuốc lợi sữa Domperidone.
Một số vị thuốc như: bạch thược, đương quy, sài hồ, thanh bì, xuyên khung, vương bất lưu hành…
Các vị thuốc Nam có tác dụng lợi sữa là đỗ đen, lá đinh lăng, lá chè vằng, bồ công anh, vừng đen, đỗ xanh…
Để biết một loại thuốc lợi sữa có tốt cho các mẹ hay không cần phải xem xét các yếu tố:
Loại thuốc sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất: Để sử dụng thuốc lợi sữa có hiệu quả, mẹ cần lựa chọn đúng loại thuốc sử dụng. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để các mẹ có thể tìm ra loại thuốc phù hợp với tình trạng cơ thể của mình.
Đơn vị cung cấp sản phẩm: Các mẹ nên tìm sản phẩm thuốc của những nhà sản xuất uy tín, đơn vị phân phối rõ ràng để tránh mua phải sản phẩm giả. Uống thuốc lợi sữa không rõ nguồn gốc có thể khiến các mẹ mất hẳn sữa, nạp vào cơ thể những chất độc hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Thành phần thuốc: Chú ý trong thành phần có dị ứng với mẹ không? Mẹ không nên sử dụng thuốc lợi sữa có những thành phần mà mình dị ứng, không hợp.
Tình trạng sữa của mẹ: Không phải bất cứ tình trạng nào của sữa mẹ cũng có thể dùng thuốc lợi sữa để giải quyết. Thuốc lợi sữa chỉ nên dùng cho các mẹ bị mất sữa, giảm lượng sữa. Những mẹ bị tắc tia sữa, viêm tuyến sữa nếu dùng thuốc lợi sữa sẽ khiến cho tình hình thêm trầm trọng.
Cách sử dụng: Khi sử dụng thuốc lợi sữa, các mẹ cần phải tuân thủ đúng liều lượng cần dùng cũng như hướng dẫn sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Những lưu ý khi uống thuốc lợi sữa
Khi sử dụng thuốc lợi sữa, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian: Khi mua bất kỳ loại thuốc lợi sữa nào, các mẹ cần xem xét kỹ thời gian tác dụng, liều lượng uống. Đọc thành phần của thuốc cũng giúp các mẹ biết được những loại thuốc mà bản thân bị dị ứng, không thể sử dụng.
Không tự ý tăng số lượng thuốc: Nhiều mẹ với tâm lý sốt ruột khi bị mất sữa, ít sữa nên đã tự ý tăng liều lượng sử dụng lên. Điều đó là hoàn toàn sai lầm vì dùng quá liều thuốc có thể gây hại cho người sử dụng. Các mẹ không nên tự ý tăng liều khi sử dụng thuốc chưa thấy tác dụng hoặc đã có hiệu quả khả quan hơn.
Quan sát phản ứng của cơ thể: Dù bất kỳ loại thuốc nào cũng có khuyến cáo về tác dụng phụ có thể diễn ra song bạn cũng cần theo dõi cơ thể trong thời gian đầu dùng thuốc. Nếu có những biểu hiện khác lạ như nóng trong người, nổi mụn nhọt, chóng mặt,…thì cần phải dừng việc uống thuốc lại ngay. Các mẹ nên cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc vì nhiều chị em đã thấy xảy ra các phản ứng với cơ thể.
Loại thuốc có thành phần an thần mạnh: Có thể có tác dụng kích thích tạo sữa. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các phản ứng có hại cho cơ thể như động kinh, co giật,… Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc lợi sữa nào, mẹ cần xem xét thành phần thuốc. Nên ưu tiên chọn những sản phẩm lợi sữa có thành phần thảo dược vì an toàn, ít tác dụng phụ.
***Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Các mẹ cho con bú và phụ nữ có thai là những đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc. Do đó, các mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc nghe lời đồn về sản phẩm nào mà sử dụng ngay. Tốt nhất, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc lợi sữa nên dùng để xem mình uống thuốc lợi sữa có tốt không và tìm hiểu thật kỹ về loại thuốc đó trước khi quyết định nhé.
Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Năm 2013: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả can thiệp về dinh dưỡng và luyện tập để giảm thừa cân, béo phì ở người trưởng thành” hợp tác cùng Đại học Nhật Bản.
Năm 2014: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả chế độ ăn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai” hợp tác cùng Đại học Boston, Mỹ.