Theo quan niệm dân gian, sữa mẹ mát mới giúp bé phát triển khỏe mạnh và ít bệnh tật. Tuy nhiên, làm thế nào để biết sữa mẹ mát hay nóng thì không phải ai cũng biết. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dưới đây để giải đáp thắc mắc.
Phân biệt sữa mẹ nóng hay mát
Bạn P.T.D (27 tuổi, Bình Dương) gửi câu hỏi:
Chào bác sĩ, em sinh bé gái đầu lòng đã được 3 tháng và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng thấy con chậm lớn. Lúc mới sinh, con em được 3,1kg nhưng đến giờ bé mới chỉ được 4,1kg, ít hơn hẳn so với mức tăng trưởng bình thường ở giai đoạn này tới 1-1.5kg. Em nghe các bà trong nhà nói rằng vì em bị nóng sữa nên bé mới chậm phát triển như vậy.
Em không biết sữa mẹ mát hay nóng là gì và có ảnh hưởng gì đến con không? Nếu sữa em bị nóng thì cách chữa sữa nóng như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp cho em. Em xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau.
Trên thực tế thì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thế nào là sữa nóng, sữa mát. Khái niệm sữa nóng, sữa mát hoàn toàn là khái niệm dân gian.
Dựa vào những biểu hiện của trẻ khi được mẹ nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, các cụ đã phân chia thành sữa mẹ nóng hoặc sữa mẹ mát. Theo kinh nghiệm dân gian của các bà, các mẹ thì sữa nóng và sữa mát được phân biệt như sau:
Sữa mẹ nóng:
Khi ăn sữa mẹ mà bé chậm lớn, chậm phát triển, còi cọc, ít tăng cân thì tức là sữa mẹ bị nóng. Sữa mẹ nóng còn khiến cho bé hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…
Trẻ bú sữa mẹ nóng cũng hay ốm vặt hơn những trẻ khác.
Sữa mẹ mát:
Sữa mát là nguồn sữa mẹ giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Khi được nuôi bằng sữa mát, trẻ sẽ ít bị ốm vặt, tăng trưởng đều đặn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Nguyên nhân khiến sữa mẹ nóng
Cũng theo dân gian, nguyên nhân khiến cho sữa mẹ bị nóng bao gồm:
Mẹ bị nóng trong: Các mẹ bị nóng trong người do thời tiết, do mất ngủ, mệt mỏi,…làm cho sức khỏe mẹ bị suy yếu. Điều đó làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ làm chất lượng sữa giảm.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…khiến mẹ bị nóng trong và sữa nóng.
Do mẹ sử dụng các chất kích thích: Như rượu bia, thuốc lá,…ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Do mẹ dùng thuốc: Sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như nóng trong, lở miệng,…Thuốc Tây có thể khiến sữa mẹ bị thay đổi thành phần và khiến sữa mẹ không còn nhiều dinh dưỡng.
Những ảnh hưởng khi sữa mẹ nóng
Khi sữa mẹ nóng, em bé đang bú mẹ chính là người đầu tiên bị ảnh hưởng
Bé ít bú, bỏ bú mẹ: Sữa mẹ nóng khiến trẻ ít bú hơn và bỏ bú mẹ vì sữa không còn thơm ngon và có ít chất dinh dưỡng.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ: Hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể bị rối loạn nếu như bé ăn sữa mẹ nóng.
Trẻ tăng trưởng chậm: Sữa nóng ít dinh dưỡng làm chậm sự phát triển của trẻ.
Suy giảm sức đề kháng: Trẻ ăn sữa nóng khiến lượng dinh dưỡng được cung cấp nghèo nàn hơn làm cho sức đề kháng bị suy giảm.
Trẻ bị nổi mề đay, mụn nhọt: Ăn sữa mẹ nóng có thể làm tăng thân nhiệt của trẻ, khiến bé bị nóng trong và sinh ra mụn nhọt.
Biện pháp khắc phục
Để cải thiện tình trạng sữa nóng và giúp mát sữa hơn, mẹ cần lưu ý những việc sau:
Uống nhiều nước:
Sữa mẹ có thành phần chính là nước. Nước còn giúp thanh lọc cơ thể, tránh tình trạng nóng trọng. Các mẹ nên uống 2-2,5 lít nước/ngày để có nguyên liệu sản xuất sữa.
Bên cạnh đó, mẹ nên uống bổ sung các loại nước lợi sữa như nước lá đinh lăng, nước chè vằng, nước đậu đen, nước gạo rang,…
Thực đơn hàng ngày: Các mẹ nên bổ sung thêm các loại rau nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm nóng trong như dưa chuột, rau ngót, đu đủ, cải xoăn, rau bina,…
Không thức khuya: Thói quen thức khuya gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ. Nếu không phải thức chăm con, mẹ nên ngủ sớm để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng sau 1 ngày hoạt động. Thức khuya làm tăng nguy cơ bị nóng trong khiến chất lượng sữa giảm.
Tránh các thực phẩm cay nóng: Khi nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ nên tránh ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, mù tạt,… Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc như rau xanh và trái cây.
Hạn chế uống thuốc tây khi đang cho con bú mẹ: Nếu mẹ phải uống thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ khi dùng thuốc, không tự ý uống thuốc quá liều.
Sữa mẹ mát hay nóng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Để có nguồn sữa tốt cho con bú, mẹ cần kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lối sống lành mạnh và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy việc sữa mẹ mát hay nóng chỉ là quan niệm dân gian, nhưng việc theo dõi sự tăng trưởng của con và điều chỉnh phù hợp là điều cần thiết, các mẹ chớ nên bỏ qua nhé.
Giải đáp vấn đề sữa mẹ mát hay nóng và hướng dẫn khắc phục
Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Năm 2013: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả can thiệp về dinh dưỡng và luyện tập để giảm thừa cân, béo phì ở người trưởng thành” hợp tác cùng Đại học Nhật Bản.
Năm 2014: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả chế độ ăn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai” hợp tác cùng Đại học Boston, Mỹ.