Nhiều mẹ bầu đến giai đoạn chuyển dạ, khi được bác sĩ chỉ định sinh mổ rất lo lắng vì nghe nói rằng sinh mổ không có sữa. Vậy mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Và phải làm thế nào để sữa nhanh về sau sinh mổ để con có sữa mẹ ngay để tu ti. Các mẹ hãy chú ý bài viết sau đây nhé!
Nhiều mẹ sau sinh mổ không thấy sữa về, liền tỏ ra lo lắng và có suy nghĩ rằng sinh mổ không có sữa. Suy nghĩ đó là sai lầm hoàn toàn, không phải mẹ sinh mổ thì không có sữa, mà là sữa về chậm hơn so với mẹ sinh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể điểm qua một số nguyên nhân hàng đầu dưới đây.
1.1 Do ảnh hưởng của thuốc gây mê, gây tê
Mẹ bị ảnh hưởng thuốc gây mê, gây tê khiến mẹ không có sữa ngay sau sinh
Trong quá trình sinh mổ, thay vì các cơn co bóp trong quá trình chuyển dạ liên tục như ở các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ sẽ được gây tê, gây mê và em bé sẽ được đưa qua vết mổ ra ngoài.
Cơ thể mẹ trải qua ít sự thay đổi hơn và chịu ít kích thích từ việc sinh con hơn, khiến việc kích thích tạo sữa bị chậm hơn.
Thuốc gây tê, gây mê cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ.
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, nhiễm trùng cũng khiến ức chế hormone sản xuất sữa, dẫn đến mẹ mất sữa sau khi hồi phục.
1.2 Mẹ không cho con bú ngay
Mẹ không cho con bú ngay sau sinh sẽ khiến mẹ bị chậm sữa
Do sự ảnh hưởng của các loại thuốc trong quá trình sinh mổ nên trong 2 giờ sau phẫu thuật, người mẹ thường không thể cho con bú ngay được và cũng không thể nằm cạnh con để da kề da. Bởi vậy mà hormone prolactin và oxytocin tăng tiết sữa, làm tuyến sữa không được kích thích, dẫn tới tình trạng sữa không xuất hiện.
1.3 Ảnh hưởng từ vết mổ
Vết mổ sau khi sinh khiến mẹ đau, kiệt sức dẫn đến mẹ bị chậm sữa
Sau khi thuốc gây tê mất tác dụng, vết mổ sẽ bắt đầu đau, khiến mẹ cảm thấy khó chịu và khó khăn trong ăn uống. Các cơn đau cũng có thể làm mẹ khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình tạo sữa của cơ thể.
1.4 Tâm lý của người mẹ khi sinh mổ
So với sinh thường, mẹ sinh mổ thường gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.
Những cơn đau chuyển dạ tuy khiến mẹ đau nhưng chúng hoàn toàn tự nhiên, nên không khiến các mẹ quá lo lắng như khi sinh mổ, với rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng.
Tâm lý lo lắng từ việc sinh mổ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiết sữa của mẹ sau sinh, làm ức chế tiết sữa, khiến mẹ không có sữa, mất sữa.
2. Mẹ sinh mổ thường có sữa sau bao lâu?
Trên thực tế, việc sinh mổ với nhiều nguyên nhân trên sẽ khiến sữa về bị chậm so với sinh thường, nhưng cũng chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày là sẽ có sữa về cho bé bú. Vì vậy các mẹ sinh mổ không cần quá lo lắng hay vội vã. Các mẹ càng thoải mái tinh thần thì càng nhanh có sữa cho con.
3. Cách gọi sữa về sau sinh mổ
Gọi sữa về sau sinh mổ không phải là việc làm khó nếu mẹ biết cách thực hiện và hiểu được bản chất tiết sữa. Dưới đây là những cách có sữa sau khi sinh mổ được các chuyên gia khuyên làm.
3.1. Massage bầu ngực
Massage bầu ngực ngay sau khi mẹ hồi sức giúp kích thích các tuyến sữa tăng tiết sữa, khiến sữa mẹ nhanh về cho bé bú.
Ngoài ra, massage ngực hàng ngày còn cải thiện tình trạng tắc tia sữa ở bầu ngực, giúp săn chắc, chống chảy xệ da vùng bầu ngực.
Cách nhanh về sữa cho mẹ sinh mổ là massage bầu ngực đúng cách.
Cách thực hiện như sau:
Massage nhẹ nhàng bằng tay, tránh chà xát bầu ngực quá mạnh sẽ mang tác dụng ngược lại.
Để massage ngực kích thích sữa về bạn nên nhẹ nhàng xoa ngực từ trong ra ngoài, hướng từ dưới lên trên.
Massage liên tục 10-15 phút mỗi bên ngực hằng ngày giúp ngực được kích thích và tăng tiết sữa hiệu quả hơn.
Ngay sau khi con được gần mẹ, việc da kề da sau sinh mổ đã giúp cơ thể mẹ kích thích hormon prolactin tiết sữa. Vì thế, mẹ nên cho con bú ngay khi con và mẹ được gần nhau bởi hành động mút ti mẹ khiến cho hormon oxytocin có tín hiệu và giúp ngực mẹ co bóp, đẩy sữa ra ngoài tốt hơn.
Đẻ mổ làm sao để sữa nhanh về? – Biện pháp là cho con bú ngay khi được gần mẹ nhé.
Ngay sau khi hết thuốc gây tê, gây mê, bạn hãy cho bé bú ngay để kích thích tuyến sữa hoạt động. Việc bé ngậm ti và bú mẹ sẽ tạo ra những kích thích lên bầu vú và cơ thể mẹ, khiến cơ thể mẹ tích cực tạo sữa nhiều hơn, để sữa về nhanh và về nhiều hơn cho bé bú.
Mẹ cho con bú theo nhu cầu của con. Bé càng bú nhiều thì sữa mẹ tiết ra càng nhiều, và ngược lại.
3.3. Cho con bú đúng cách
Cho con bú đúng cách giúp tạo ra những kích thích chuẩn lên bầu ngực của mẹ, nhờ đó mà hệ thần kinh hiểu rằng mẹ đang trong thời gian nuôi con, cần có sữa, nên sẽ ưu tiên việc điều chỉnh để cơ thể tiết ra sữa hơn.
Tư thế cho con bú đúng cách:
Mẹ đặt con nằm thoải mái áp mặt vào ngực mẹ, bụng bé áp vào người mẹ.
Mẹ nằm nghiêng hoặc ngồi thoải mái khi cho bé bú sẽ giúp bé bú dễ và sữa ra nhiều, đều đặn hơn.
Cho miệng bé ngậm đúng khớp vào núm ngực của mẹ.
Kết hợp cùng cách bú đều hai bên sẽ giúp mẹ có sữa về nhiều với chất lượng tốt hơn cho bé.
3.4. Uống nhiều nước
Thành phần chính trong sữa mẹ là nước, vì vậy, lượng nước mà cơ thể mẹ cần bổ sung hằng ngày là từ 2 – 3 lít. Khi cơ thể không đủ nước không chỉ mọi hoạt động trong cơ thể đều bị trì trệ mà còn khiến mẹ mất nước dẫn đến ít sữa mất sữa không có cho con bú.
Mẹ nên uống nhiều nước để tiết nhiều sữa
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các thức uống lợi sữacũng là một phương pháp gọi sữa về tốt hơn sau khi sinh mổ.
3.5. Ăn các món ăn lợi sữa
Để có thể tạo ra nguồn sữa chất lượng, cơ thể mẹ sẽ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó mà ăn các món ăn lợi sữa là điều không thể bỏ qua.
Nên ăn:
Trong 6 giờ đầu sau khi sinh, hệ đường ruột của mẹ còn khá yếu nên mẹ hạn chế không ăn uống gì. Nếu quá đói thì có thể ăn một chút cháo chân giò nấu loãng vì cháo loãng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, chân giò là một trong những TOP món ăn giúp mẹ sau sinh gọi sữa nhanh về.
Sau khi đã trung tiện, các mẹ có thể ăn uống bình thường, bắt đầu từ cháo trắng nấu loãng, dần dần mới ăn tới các món cháo đặc, cơm, mỳ có thịt.
Còn sau đó để lợi sữa, bạn có thể tham khảo các món ăn bổ dưỡng như: móng giò heo hầm đu đủ xanh (1-2 móng giò/tuần), rau khoai lang, rau ngót, quả sung, lá vối, nước chè vằng…, các loại rau củ có tính mát như: bí đao, mướp, rau mồng tơi và các loại cá, thịt gia cầm…
Khi mẹ không có sữa sau sinh mổ hoặc ít sữa sau sinh mổ thì các loại thực phẩm như cơm nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt bò… cần được kiêng ăn để tránh vết mổ sưng mủ và lâu lành.
Bạn cũng nên kiêng cả các món ăn dễ lên men gây đầy hơi bụng như sữa đậu nành, đường, tinh bột.
Hạn chế những thực phẩm có tính hàn như cua, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ máu khiến máu khó đông hơn làm vết thương sau mổ trở nên lâu lành.
Nhiều sản phẩm lợi sữa được tung ra trên thị trường mục đích giúp hỗ trợ các mẹ gọi sữa về nhiều sau sinh, sữa về đặc hơn, thơm hơn như: viên uống lợi sữa, thuốc bổ lợi sữa, trà lợi sữa, cốm lợi sữa…
Mẹ uống sữa giúp kích thích lợi sữa
Bên cạnh các phương pháp lợi sữa tự nhiên, các sản phẩm kích thích tăng tiết sữa như cốm lợi sữa cũng được nhiều mẹ tin dùng khi mẹ sinh mổ không có sữa, một trong những cốm lợi sữa được các mẹ tin dùng là cốm lợi sữa BreastMUM.
Lưu ý khi chọn mua các loại cốm lợi sữa chính hãng chất lượng cao và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo mang lại hiệu quả lợi sữa nhanh chóng chỉ trong 3-5 ngày mà không gây nên tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Ngoài ra, liều lượng và liệu trình uống các sản phẩm lợi sữa nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm hoặc các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất và an toàn nhất.
Khi tâm lý của mẹ vui vẻ, thoải mái thì sữa mẹ sẽ về nhanh hơn, chất lượng sữa tốt hơn.
Chế độ ngủ nghỉ hợp lý để tránh mất sữa mẹ nhé!
Stress hay căng thẳng, mất ngủ lo lắng là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng hormone prolactin và oxytocin bị sụt giảm, trong khi hai loại hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh khiến mẹ không có sữa sau sinh mổ.
Cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, ngủ 9-10h/ ngày để đảm bảo cơ thể và đầu óc không bị căng thẳng stress dẫn đến mất sữa.
3.8. Mẹ nên đi khám bác sĩ
Sau 7-10 ngày kể từ ngày sinh mổ nhưng sữa mẹ vẫn bị mất và không về cho con bú thì các mẹ nên đi khám bác sĩ để biết được chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp gọi sữa về thích hợp cho mẹ.
Các tình trạng như dấu hiệu bất thường ở vết sinh mổ hoặc tầng sinh môn như sưng đau, chảy dịch, dịch sản ngày càng nhiều và có màu đỏ như máu hoặc đau bụng dữ dội thì đó có thể là triệu chứng bệnh hậu sản thường gặp ở mẹ sau sinh.
***Lưu ý: Nội dung trong bài viết mang tính chất tham khảo.
Với những chia sẻ trên đây trên đây, mong rằng các mẹ đã hiểu rõ ngọn ngành cơ sở của việc sữa về chậm khi mẹ sinh mổ. Sinh mổ không có sữa là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, các mẹ sinh mổ đừng vì đó mà lo lắng, ảnh hưởng tới bản thân, làm mất nguồn sữa cho con nhé.
Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Năm 2013: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả can thiệp về dinh dưỡng và luyện tập để giảm thừa cân, béo phì ở người trưởng thành” hợp tác cùng Đại học Nhật Bản.
Năm 2014: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả chế độ ăn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai” hợp tác cùng Đại học Boston, Mỹ.