Với những bà mẹ sau sinh, đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào chính là điều quan trọng nhất. Nhiều chị em lo lắng không biết ngực không căng có phải ít sữakhông, vì sau khi cho con bú một thời gian thì không thấy ngực bị căng tức do sữa nhiều như hồi đầu nữa. Không chỉ một mà rất nhiều chị em cùng có nỗi lo này. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này dưới góc nhìn của các bác sĩ trong bài viết dưới đây nhé.
Ngực không căng có phải ít sữa không?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, em là Thanh Nga, hiện đã sinh con được 6 tháng. Lúc mới sinh con ngực em luôn trong trạng thái căng vì sữa về nhiều. Sữa của em cũng khá nhiều nên em nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mà chưa phải cho con ăn thêm bên ngoài lần nào.
Tuy nhiên, khoảng 1 tháng trở lại đây, ngực em không còn căng nữa mà bị mềm đi nhiều. Em vẫn có sữa cho con bú nhưng ngực không còn căng vì sữa về như trước nữa. Em khá lo lắng, không biết hiện tượng này có đáng ngại không và ngực không căng có phải ít sữa không ạ? Em rất lo mình không có đủ sữa cho con.
Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em ạ. Em cám ơn bác sĩ!
Ngực không căng có phải ít sữa không?
Trả lời
Chào bạn Thanh Nga, trước hết tôi rất tuyên dương tinh thần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của bạn. Riêng về vấn đề em đang quan tâm lo lắng, tôi xin được giải đáp như sau.
Hiện tượng ngực không căng sau một thời gian cho con bú là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng ngại. Tình trạng này xảy ra ở khá nhiều bà mẹ chứ không phải chỉ một mình bạn.
Thời gian đầu khi mới sinh con, sữa mẹ sẽ tăng dần về lượng để đáp ứng nhu cầu của con, khiến bầu ngực căng. Lý do là ở giai đoạn đầu sau sinh các hormone prolactin và oxytocin do tuyến yên tiết ra kích thích tuyến vú tiết ra sữa đồng thời kích thích sự co thắt ở các cơ nhỏ xung quanh ống dẫn vú và đổ đầy về các ống dẫn sữa qua đó giúp bầu ngực người mẹ căng sữa hơn.
Ở giai đoạn sau đó các hormone vẫn được tiết ra tuy nhiên cơ thể người mẹ lúc này đã hồi phục nhiều hơn do đó có thể tự điều tiết để cung cấp đủ sữa cho bé mà không làm cho ngực căng tức nữa. Ngực mẹ vẫn có đủ sữa cho con nhưng không bị quá căng như trước đây nữa. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi ngực mình mềm hơn trước. Điều mà bạn cần lưu ý là theo dõi xem việc ngực mềm đi có đi kèm các triệu chứng nào khác hay không. Đồng thời cũng cần lưu ý xem lượng sữa tiết ra có bị ít đi hay có biểu hiện gì khác lạ trong cơ thể không nhé.
Còn về câu hỏi thứ 2 của bạn là liệu ngực không căng có phải ít sữa không thì xin khẳng định với bạn là việc nhiều hay ít sữa hoàn toàn không bị ảnh hưởng do ngực mềm đi mà nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tinh thần, sức khỏe, tư thế cho con bú,… Ngược lại việc ngực của bạn trở nên mềm hơn là dấu hiệu tốt chứng tỏ bé được cho bú đều, thường xuyên, đúng nhu cầu của bé và được bú đúng cách. Sau một thời gian cho con bú, ngực mẹ sẽ sản xuất ra lượng sữa ở mức vừa đủ đúng với nhu cầu của bé, nhờ vậy mà ngực mẹ không bị căng do thừa sữa như trước đây nữa.
Biện pháp cho sữa mẹ về tràn trề
Biện pháp cho sữa mẹ về tràn trề
Nghỉ ngơi, thư giãn: Nhiều bà mẹ sinh con xong phải chịu rất nhiều áp lực từ việc lo lắng có đủ sữa cho con bú không rồi tắm cho con như thế nào, giữ ấm cho con ra sao, ru con ngủ kiểu gì,… suốt ngày lo lắng cho con mà quên đi việc chăm sóc cho bản thân mình. Thậm chí có nhiều bà mẹ còn bị rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh do có quá nhiều áp lực cộng với việc cơ thể mệt mỏi và hàm lượng hormones trong cơ thể đang thay đổi mạnh mẽ. Điều này không những không tốt cho sức khỏe người mẹ mà còn làm giảm sự tiết sữa trong cơ thể, làm cho mẹ hoang mang thêm. Do đó việc giữ một tinh thần thoải mái cùng việc chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân sẽ đảm bảo người mẹ có sữa dồi dào cho trẻ thoải mái “tu ti”
Cho con bú theo nhu cầu: Nhiều bà mẹ thường khá nguyên tắc khi cho con bú, có nghĩa là sẽ cho con bú trong một số khung giờ nhất định. Thoạt nhìn có vẻ việc này là cách luyện cho trẻ ăn đúng giờ, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt cho cả con và cả mẹ. Bởi mỗi người mẹ có khả năng trữ sữa trong bầu ngực khác nhau và việc cho bé bú cũng là một cách kích thích tiết sữa. Do đó hãy cho con bú bất kể khi nào con có nhu cầu để con không bị đói và nguồn sữa bổ sung cho vú mẹ cũng không bị gián đoạn, không nên để sữa trữ trong ngực quá lâu.
Ngoài ra thì mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm có công dụng làm tăng tiết sữa như chân giò heo, đu đủ, cà rốt, khoai lang, sữa, cá hồi… và hạn chế các loại thức ăn là ức chế việc tiết sữa như lá lốt, măng, đồ ăn cay nóng, lạc, thức uống có ga, thức uống có cồn…
Mong rằng bạn Nga và các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ đã giải tỏa được những lo lắng của mình xung quanh nghi vấn ngực không căng có phải ít sữa không. Chúc bạn Nga và các mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ và nuôi con thật tốt nhé.
Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Năm 2013: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả can thiệp về dinh dưỡng và luyện tập để giảm thừa cân, béo phì ở người trưởng thành” hợp tác cùng Đại học Nhật Bản.
Năm 2014: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả chế độ ăn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai” hợp tác cùng Đại học Boston, Mỹ.