Khi đến thăm bé sơ sinh đang trong thời kỳ bú mẹ, nhiều người khen sữa mẹ mát, bé bụ bẫm. Sữa mẹ mát là thuật ngữ dân gian dùng để chỉ sữa mẹ có chất lượng tốt, đảm bảo cho bé phát triển toàn diện, tăng cân đều, ngoan. Vì thế làm sao cho sữa mẹ mát là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa.
Nước là thành phần chính để tạo ra sữa mẹ. Vậy các mẹ đã biết cách làm sữa mẹ mát từ các loại nước uống chưa?
1.1 Nước uống từ các loại rau, lá
Nước rau má
Rau má rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Theo Đông Y, rau má có tính hàn, vị hơi đắng.
Nước rau má giúp sữa mẹ mát
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải độc.
Kháng viêm, giúp vết thương chóng lành.
Lợi tiểu.
Phụ nữ uống nước rau má giúp sữa mát, con bú mẹ ít bị táo bón, mụn nhọt, rôm sảy.
Cách chế biến:
30-40 g rau má, rửa thật sạch (có thể ngâm với nước muối loãng nếu cần), sau đó để ráo nước.
Cho vào máy xay sinh tố cùng 1 cốc nước.
Chắt bỏ xác rau má, lọc lấy nước rồi pha thêm chút đường cho hợp khẩu vị.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng tối đa 40g rau má mỗi lần và không uống quá thường xuyên và liên tục vì rau má có tính hàn có thể gây tiêu chảy và ảnh hưởng tới gan, thận.
Nước lá chè vằng
Chè vằng được biết đến với công dụng lợi sữa sau sinh. Theo ghi chép Đông y, chè vằng là loại thảo dược có vị đắng, tính mát với nhiều công dụng rất tốt.
Làm sao cho sữa mẹ mát?
Công dụng:
Lợi sữa.
An thần, chữa mất ngủ.
Nhóm glucosit trong chè vằng giúp kích thích khẩu vị nên mẹ sau sinh uống nước lá chè vằng sẽ ăn uống ngon miệng, bổ sung dưỡng chất tốt và tiết sữa nhiều.
Cách nấu nước lá chè vằng:
Chẩn bị 50g lá chè vằng khô, rửa sạch, tráng qua nước sôi một lần để làm sạch tạp chất, bụi bẩn.
Nấu lá chè vằng khô trong 2 lít nước (đun khoảng 15 phút để các dưỡng chất trong chè vằng khô tiết ra).
Rót nước lá chè vằng vào bình giữ nhiệt, ủ ấm và nên uống lúc chè còn ấm, nóng.
Lưu ý khi sử dụng: Chè vằng chỉ có tác dụng lợi sữa, giúp sữa mẹ mát nếu sử dụng đúng cách.
Các mẹ lưu ý không được pha chè vằng quá đặc.
Không uống nước chè vằng khi đói bụng và không nên uống quá nhiều, quá thường xuyên.
Những người bị huyết áp thấp không nên uống chè vằng.
Khi trà đã nguội hoặc để qua ngày thì các mẹ không nên uống.
Nước lá đinh lăng
Những ngày đầu sữa mẹ chưa về, mẹ sau sinh uống nước lá đinh lăng để gọi sữa về.
Nước lá cây đinh lăng có tác dụng làm sữa mẹ mát
Công dụng:
Gọi sữa về, kích thích tiết sữa.
Thông tia sữa.
Cách chế biến:
200g lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước và khô.
Sau đó sao vàng hạ thổ và cho vào hũ đậy kín hoặc lọ thủy tinh để dùng dần.
Nấu 10-15 lá đinh lăng đun sôi trong 1 lít nước như nấu trà, sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày,
Cần uống nước lá đinh lăng khi còn nóng.
Lưu ý khi sử dụng:
Mặc dù nước lá đinh lăng có công dụng kích sữa và chữa tắc tia sữa nhưng các mẹ không nên lạm dụng và uống nước lá đinh lăng quá nhiều. Mẹ chỉ nên dùng trong trường hợp sữa chưa về hoặc bị tắc tia sữa, khi sữa về rồi thì ngưng uống ngay.
Chuẩn bị đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng (50g mỗi loại đậu).
Đem rang đậu tới khi dậy mùi thơm rồi để nguội giữ trong lọ thủy tinh đậy kín để dùng dần.
Khi nấu nước đậu lấy 1-2 nắm đậu rang đun sôi với 1 ly nước sau đó rót ra ủ qua đêm.
Sáng hôm sau, mẹ sẽ có một ly nước đậu ấm để uống, giúp kích sữa và sữa mẹ mát để cho con bú.
Nước gạo + hạt sen
Hỗn hợp gồm: Gạo tẻ, gạo nếp và hạt sen.
Nước gạo hạt sen là thức uống giàu dinh dưỡng, lợi sữa
Công dụng:
Giúp kích sữa.
Giúp sữa mẹ mát, thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Cách chế biến:
Chuẩn bị 1 nắm gạo tẻ, một nắm gạo nếp, 1 nắm hạt sen đem rửa sạch, nấu nhừ.
Có thể thêm một chút đường vừa khẩu vị, các mẹ đã có một loại thức uống rất giàu protein thực vật trong bữa sáng hoặc bữa ăn phụ.
Cách dùng:
Đây là nước uống khá lành tính nên các mẹ có thể sử dụng để sữa mát và thơm ngon. Không nên sử dụng quá thường xuyên nhưng 3-4 lần một tuần thì sẽ rất tốt.
Nước mè đen
Hỗn hợp nước đậu giúp lợi sữa, thanh nhiệt
Công dụng:
Kích sữa hiệu quả.
Giúp sữa mẹ mát, đậm đà, thơm ngon hơn.
Cách chế biến:
Chuẩn bị 100g hạt mè đen.
Rang thơm, xay nhuyễn và cho vào hộp thủy tinh đậy kín.
Khi pha nước mè đen, lấy 1-2 thìa bột mè đen cho vào cốc, rót nước sôi vào, khuấy đều để bột mè đen tan, cho thêm chút đường.
Cách dùng:
Mẹ sau sinh uống nước mè đen khoảng 4 ngày có thể giúp thông tắc tia sữa và kích sữa.
Nước dừa là nước uống thiên nhiên có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Nước dừa giúp mẹ lợi sữa
Công dụng:
Nước dừa có tính mát, lành tính, rất giàu kali, sắt, vitamin C và được nhiều mẹ sau sinh biết đến như một thực phẩm làm mát sữa mẹ.
Cung cấp nhiều dưỡng chất và ngăn ngừa bệnh.
Cách dùng: Chặt dừa tươi và đổ nước ra cốc, mẹ nên uống 1 cốc nước dừa tươi ngay sau khi chặt dừa, không nên để lâu.
Lưu ý:
Không nên uống nước dừa vào buổi tối để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.
Không nên uống nước dừa khi đói.
Nếu bị tiểu đường hoặc huyết áp thấp mẹ nên lưu ý không nên uống nhiều nước dừa.
Chỉ uống 1 cốc mỗi ngày và tối đa 3-4 trái dừa mỗi tuần.
Chuối tiêu
Quả chuối tiêu kích thích mẹ nhiều sữa
Công dụng:
Chuối tiêu rất giàu vitamin K, chất xơ và sắt, giúp mẹ sau sinh hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón Hỗ trợ tuần hoàn máu.
Ăn chuối tiêu giúp sữa mẹ mát, giàu dưỡng chất.
Cách dùng:
Mẹ sau sinh có thể ăn 1 quả chuối mỗi ngày, 3-4 ngày/ tuần để sữa mẹ mát.
Ngoài ra, các mẹ có thể làm nước ép chuối bằng cách xay chuối cùng với sữa tươi để uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.
2. Các món ăn giúp sữa mẹ mát
Mẹ ăn gì để mát sữa cho con bú? Dưới đây là tổng hợp những món ăn được các chị em bỉm sữa truyền tai nhau để giúp mát sữa.
2.1 Các món ăn từ tôm cá
Cháo cá chép là món ăn giúp sữa mẹ mát
Công dụng:
Tôm cá là các thực phẩm rất giàu chất đạm, ít chất béo, giàu canxi, DHA và khoáng chất. Vì vậy, chúng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ, tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa và giúp sữa mẹ mát, bổ dưỡng.
Các món ăn từ tôm đồng, cá chép, tôm biển, cá hồi…là những thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho mẹ sau sinh.
Mẹ nên hạn chế tối đa ăn cá thu, cá ngừ, cá kình…vì các loại cá biển này chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho sức khỏe.
Cách sơ chế:
Chuẩn bị cá chép 1 con khoảng 400g-1kg, vài nắm gạo tẻ, có thể trộn vào một chút gạo nếp cho thơm, gừng, thì là, hành lá, tía tô, hành khô, gia vị đầy đủ.
Cá chép làm sạch vảy cá, khéo léo mổ để không bị vỡ mật, lấy ruột cá và làm sạch phần bụng cá.
Xát muối và gừng giã nhỏ khắp thân cá (cả bên trong và bên ngoài) để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, để ráo nước.
Gạo đem vo sạch, để ráo nước. Hành tươi, tía tô, thì là thái nhỏ.
Cách chế biến:
Bước 1:
Luộc cá chép với nước có gừng băm nhỏ, đu vừa lửa tới khi cá chép vừa chín thì vớt cá ra đĩa, để nguội.
Cẩn thận gỡ phần thịt cá (cố gắng giữ miếng, không làm nát thịt cá).
Phần xương và đầu cá bỏ riêng.
Lọc nước luộc cá dùng để nấu cháo.
Thịt cá chép sau khi gỡ được ướp với gia vị (nước mắm, muối, 1 chút đường, 1 chút tiêu) sau đó phi hành thơm trong chảo rồi cho thịt cá đã ướp vào xào. Đảo nhẹ tay để thịt cá vàng, thơm giòn và thấm đều gia vị.
Bước 2:
Phần đầu cá và xương cá giã nát, lọc bằng nước luộc cá để thu lấy nước cốt để nấu cháo.
Cho gạo vào nước cốt xương đã lọc và một chút gia vị, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín nhừ. Thi thoảng khuấy đều tay để không bị cháy ở đáy nồi, gạo chín đều.
Khi cháo chín nhừ thì trút thịt cá đã xào vào nồi cháo, đảo đều và nêm gia vị vừa ăn.
Đun thêm 10 phút (nhỏ lửa) rồi cho hành lá, thì là, tía tô băm nhỏ vào và tắt bếp.
Múc cháo cá chép ra bát, rắc thêm chút tiêu và hành phi và ăn khi còn nóng.
Bạn đã có một tô cá chép thơm ngon, giàu dinh dưỡng và rất lợi sữa.
Cách dùng để kích sữa hiệu quả:
Cháo cá chép rất lành tính, giàu đạm, canxi giúp bồi bổ sức khỏe và lợi sữa.
Mẹ sau sinh và đang cho con bú có thể ăn cháo cá chép thường xuyên để sữa về nhiều, mát và thơm ngon.
Các mẹ có thể ăn cháo cá chép 2-3 lần mỗi tuần sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Các mẹ có thể chế biến cháo tôm theo cách tương tự.
2.2 Các loại rau giàu vitamin A
Các loại rau giàu vitamin A như rau ngót, cải xoong, rau dền được xếp vào TOP danh sách gợi ý “Mẹ ăn gì để sữa mát”.
Rau ngót: Được coi là thực phẩm lợi sữa tuyệt vời cho mẹ sau sinh. Rau ngót có tính hàn, vị ngọt, rất giàu vitamin A ngoài ra còn nhiều dinh dưỡng: vitamin C, sắt, và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, bổ máu, mát sữa.
Rau dền: Không chỉ là thực phẩm chứa nhiều vitamin A mà nó còn có nhiều canxi, sắt, vitamin, axit oxalic có công dụng mát gan, giải độc, bổ máu và giúp sữa mẹ mát, con khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Cách chế biến canh rau ngót thịt bò
Chuẩn bị: 200g thịt bò, 2 bó rau ngót tươi ngon, tỏi, gia vị đầy đủ.
Sơ chế:
Thịt bò thái mỏng, ngang thớ, ướp với ít dầu ăn và gia vị chừng 10-15 phút cho thịt mềm và nhấm da vị.
Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, để ráo nước, nếu lá rau ngót to thì có thể cắt nhỏ rau ngót.
Cách chế biến:
Phi tỏi thơm với dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào tới khi vừa chín rồi lấy ra bát.
Rau ngót vò hơi nát cho mềm, cho vào chảo xào qua tới khi thấy rau bắt đầu xẹp xuống.
Cho rau ngót xào tái vào nồi, trút nước vào nấu canh, đun sôi cho tới khi rau ngót chín thì trút bát thịt bò đã xào vào.
Đảo đều, đun sôi canh rau ngót thịt bò chừng 2-3 phút, nêm gia vị vừa ăn.
Cách dùng để kích sữa hiệu quả:
Canh rau ngót thịt bò có thể ăn 3-4 lần / tuần để sữa về nhiều và thơm ngon.
Ngoài nấu với thịt bò, các mẹ cũng có thể nấu canh rau ngót với sườn lợn hoặc canh rau ngót với thịt nạc.
2.3 Thịt nạc
Thịt nạc cung cấp nguồn protein, kẽm, sắt dồi dào mà lại ít chất béo. Thịt nạc từ thịt bò, gà, lợn, dê đều rất tốt cho sức khỏe, giúp mẹ sau sinh mát sữa.
Thịt nạc cung cấp nguồn protein, kẽm, sắt dồi dào mà lại ít chất béo
Cách chế biến thịt nạc hầm đu đủ xanh
Chuẩn bị nguyên liệu: 500 g thịt nạc, 1 quả đu đủ xanh, rau mùi, hành lá, gia vị đầy đủ.
Sơ chế:
Thịt nạc (thịt bò, gà, lợn đều được) rửa sạch, băm nhỏ với hành khô, cho thêm ít muối gia vị khi băm.
Viên thịt đã băm thành từng viên nhỏ.
Đu đủ xanh gọt vỏ, thái miếng vừa ăn rồi rửa qua nước để bớt nhựa, để ráo.
Cách chế biến:
Cho thịt viên vào xào qua để thịt săn, thấm đều gia vị.
Cho nước vào đun khoảng 3 phút thì trút đu đủ xanh vào tiếp tục đun nhỏ lửa.
Khi đu đủ chín tới thì cho hành lá và rau mùi vào, nêm gia vị vừa ăn.
Cách dùng để kích sữa hiệu quả: Mẹ sau sinh và đang cho con bú có thể ăn món này 2-3 lần mỗi tuần.
3. Lưu ý
Sữa mẹ mát không phụ thuộc hoàn toàn vào món ăn, thức uống mà ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như:
Sữa mẹ mát còn phụ thuộc vào hệ tiêu hóa và tinh thân của mẹ
3.1 Hệ tiêu hóa
Cơ chế hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Nếu khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt thì các dưỡng chất trong thực phẩm sẽ được hấp thụ tốt vào cơ thể mẹ, tạo sữa mẹ mát, thơm ngon.
Nếu mẹ chỉ hấp thu tốt nhưng không chuyển hóa được thì cũng không thể cải thiện chất lượng sữa cho con bú.
3.2 Tinh thần
Khả năng tiết sữa, chất lượng sữa và tiêu hóa cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tinh thần và tâm lý.
Nếu mẹ thoải mái, ít căng thẳng thì sữa mẹ sẽ mát.
Nếu mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi và áp lực thì cơ thể sẽ mệt mỏi, rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
3.3 Một số lưu ý khác
Làm cách nào để sữa mẹ mát?
Cung cấp đủ nước từ 2.5-3 lít nước mỗi ngày bởi nước là thành phần chính của sữa mẹ.
Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước uống có cồn.
Không ăn thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ, tránh ăn măng, cà muối gây mất sữa ở mẹ.
Mẹ sau sinh cũng nên vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần.
***Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào sự hấp thụ cơ thể mẹ để có kết quả tốt nhất.
Bài viết trên đây đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi làm sao cho cho sữa mẹ mát. Hy vọng rằng với những thông tin vô cùng hữu ích này các mẹ sẽ có nguồn sữa mát để nuôi con khẻo mạnh, phát triển toàn diện.
Hướng dẫn mẹ cách làm sao cho sữa mẹ mát chi tiết nhất
Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Năm 2013: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả can thiệp về dinh dưỡng và luyện tập để giảm thừa cân, béo phì ở người trưởng thành” hợp tác cùng Đại học Nhật Bản.
Năm 2014: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả chế độ ăn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai” hợp tác cùng Đại học Boston, Mỹ.