Vải là loại trái cây ngon vô cùng hấp dẫn. Nhưng với những chị em nuôi con bằng sữa mẹ, ăn vải mất sữa thật sự khiến nhiều chị em lo ngại. Có đúng là ăn vải sẽ bị mất sữa hay không?
Vải là loại trái cây thuộc hàng đặc sản của Việt Nam và không phải nơi đâu cũng có.
Quả vải là trái cây nhiệt đới sinh trưởng và phát triển ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, có họ với nhãn và chôm chôm. Loại quả này có chứa nhiều chất dinh dưỡng da dạng. Trong 100g vải tươi có 82% là nước và các chất sau:
Có thể thấy quả vải có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, quả vải còn chứa các hợp chất quý là Oligonol, Rutin, Epicatechin đều là những chất chống oxy hóa tốt.
Với nhiều chất dinh dưỡng đa dạng như vậy, quả vải có những công dụng là:
Dù quả vải có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều vải càng tốt. Những đối tượng sau không nên ăn quá nhiều vải:
Các bà mẹ đang cho con bú có thể gặp phải một số tác hại sau từ việc ăn vải.
Quả vải có tính nóng và nhiều đường nên nếu ăn nhiều có thể gây nóng trong. Khi cơ thể bị nóng sẽ làm mất đi sự cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, rôm sảy, đau họng, chảy máu mũi,…ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa. Mẹ bị nóng khiến sữa không giữ được sự thơm ngon như bình thường và cũng có thể khiến cơ thể bé bị nóng do ăn sữa mẹ.
Nếu các mẹ ăn nhiều vải đặc biệt là khi bụng đói sẽ làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể dẫn đến bị say vải. Trong cùi vải có chứa lượng lớn đường glucoza. Nếu như các mẹ ăn trên 400g vải, một lượng đường glucoza lớn sẽ được hấp thụ vào máu. Lượng glucoza quá lớn khiến cho cơ thể phải tiết ra nhiều insulin nhằm điều hòa lượng đường trong máu. Vì vậy, các mẹ ăn nhiều vải sẽ thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mỏi mệt, miệng khô rát, toát mồ hôi,…
Ăn vải có thể khiến các mẹ đối mặt với nguy cơ ngộ độc. Các mẹ có thể bị ngộ độc vải khi ăn phải những quả vải có nấm độc Candida trophicalis. Loại nấm độc này thường trú ngụ trong phần núm của những quả vải bị dập nát. Hàm lượng pH và lượng đường cao của quả vải bị dập nát là điều kiện phát triển lý tưởng cho loại nấm độc này.
Khi ăn phải quả vải có chứa nấm độc Candida, cơ thể sẽ bị ngộ độc với những triệu chứng như đau bụng dữ dội, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp cao, ớn lạnh, sốt cao,…
Một số người có thể bị dị ứng với quả vải. Các triệu chứng bị dị ứng như mẩn ngứa, nôn mửa, sốt,…có thể gặp phải với nhiều người. Nếu như nghi ngờ bị dị ứng vải, các mẹ không nên ăn loại quả này.
Nhiều mẹ có thể gặp phải tình trạng mất sữa khi ăn vải. Nếu như lượng sữa của các mẹ bị giảm hoặc bị mất khi ăn vải, cần ngừng sử dụng loại quả này ngay. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ sẽ không gặp phải tình trạng mất sữa nếu như ăn vải với lượng ít khoảng 5 quả/ngày. Một cách ăn vải để không gây nóng chính là ăn vải kèm với lớp màng mỏng bên ngoài. Sau khi ăn vải, các mẹ nên uống nhiều nước lọc hoặc trà xanh, trà thảo mộc giúp làm mát cho cơ thể.
Các mẹ lưu ý khi ăn vải nên chọn những quả tươi ngon để ăn, tránh ăn những quả vải bị dập nát. Ngoài quả vải, các mẹ nếu muốn ăn hoa quả tươi có thể ăn cam, quýt, bưởi, thanh long,…Chúng rất giàu vitamin và khoáng chất mà không làm cho các mẹ bị nóng.
Chia sẻ dưới đây của chị T.P (Hồ Chí Minh):
“Mình sinh bé đầu lòng vào tháng 4. Khi bé được 2 tháng thì cũng là lúc vào mùa vải. Mình rất thích ăn loại quả này. Ở miền Nam không có nhiều vải nên khi được mẹ gửi từ ngoài Bắc vào cho chục ký vải, mình đã rất nhiều. Sau 3 ngày ăn vải, mình thấy cơ thể mệt mỏi. Người mình lúc nào cũng cảm thấy nóng rực dù ở trong phòng điều hòa suốt. Mồ hôi ra nhiều và mụn bắt đầu mọc ở mặt và lưng, bụng thì nôn nao và ợ chua. Trước khi ăn vải, lượng sữa của mình rất nhiều, hôm nào cũng phải vắt sữa tích trữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 ăn vải thì lượng sữa của mình đột ngột giảm hẳn, bé ăn chỉ 5 phút là đã không còn sữa nên bị đói và quấy khóc. Thấy mọi người nói có thể do mình đã ăn nhiều vải nên bị mất sữa, mình liền ngừng ăn ngay. Sau đó, chồng mình đun nước lá đinh lăng cho mình uống để cơ thể được mát. May mắn là sau 3 ngày ngưng ăn vải và uống nước lá đinh lăng, lượng sữa của mình đã dần dần nhiều trở lại. Cơ thể cũng không bị mệt mỏi và khó chịu nữa, mụn nhọt cũng biến mất.
Những ngày sau khi có sữa trở lại, dù thèm ăn vải nhưng mình cũng chỉ ăn 3 quả mỗi ngày. Để không thèm vải, mình ăn đa dạng các loại hoa quả khác như chôm chôm, thanh long, quýt, cam…vừa bổ dưỡng lại không lo bị nóng.”
Như vậy, để tránh ăn vải mất sữa, các mẹ không nên ăn quá nhiều. Khi thèm ăn loại quả này, các mẹ chỉ nên ăn 1-2 quả cho đỡ thèm và dùng thêm các loại hoa quả khác.