Có đủ sữa cho con bú thôi vẫn chưa đủ, các bà mẹ thời nay còn quan tâm xem mình phải ăn gì cho sữa đặc hơn để con nhanh tăng cân và khỏe mạnh hơn. Các bà mẹ quan tâm tới vấn đề này hãy cùng tham khảo những chia sẻ của của bác sĩ PGS.TS Nguyễn Thị Lâm dưới đây để bỏ túi những món ăn giúp làm đặc sữa mẹ tốt nhất nhé.
Hiểu về sữa đặc, sữa loãng
Câu hỏi
Cháu chào bác sĩ Lâm. Cháu tên là Minh, năm nay 25 tuổi. Cháu vừa mới sinh bé đầu lòng được hơn 3 tháng. Lúc mới sinh, sữa của cháu về đủ cho con bú, và sữa cũng có vẻ đặc. Trộm vía con cháu tăng từ 3,4kg lên 5kg (sau 3 tháng). Tuy nhiên, từ tháng thứ 3 trở đi, sữa của cháu nhìn có vẻ loãng đi và bé nhà cháu mặc dù bú nhiều nhưng tăng cân chậm hơn so với 2 tháng đầu nên cháu cũng hơi lo.
Bác sĩ cho cháu hỏi, giờ cháu phải ăn gì để có sữa đặc cho con bú ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Chào bạn Minh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho tôi. Với câu hỏi của bạn, tôi xin giải đáp như sau.
Đầu tiên, tôi xin được giải thích một số điều về sữa mẹ đặc và loãng.
Phân biệt sữa đặc – sữa loãng
Sữa loãng
Thường xuất hiện ở đầu cữ bú, có chứa lượng nước khá lớn nhằm giúp con bớt khát.
Sữa loãng thường tiết ra ngay khi bé có hoạt động bú mút hoặc vắt sữa bằng tay hay bằng máy.
Sữa loãng có màu xanh non hoặc trắng hơi trong.
Sữa loãng không có được độ sánh như sữa đặc và cũng không thơm bằng do có ít lượng chất béo hơn.
Sữa đặc
Sữa đặc thường có ở cuối cữ bú. Sữa đặc thường tiết ra sau khi phần sữa loãng đã được hút hết ra ngoài bầu ngực.
Là loại sữa tốt, cung cấp nhiều chất bổ cho bé. Sữa đặc có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, tinh bột, các vitamin và khoáng chất.
Thông thường, sữa đặc sẽ có màu trắng đục.
Nhiều chị em do cơ địa hoặc do ăn uống mà sữa đặc có thể có màu ngả vàng, chất sữa sánh và có mùi thơm.
Sữa loãng và đặc đều quan trọng đối với sự phát triển của bé. Do đó chị em không nên vắt bỏ phần sữa loãng và chỉ cho con ti phần sữa đặc, làm như vậy sẽ dễ khiến bé bị mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu phần sữa loãng quá nhiều, chị em có thể thực hiện điều chỉnh phù hợp để làm giảm bớt lượng này.
Mẹ ăn gì cho sữa đặc?
1. Chế độ dinh dưỡng – Ăn gì để sữa mẹ đặc?
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cần thiết và tăng cường sử dụng những món ăn lợi sữa sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng sữa của mình. Vậy bà đẻ ăn gì để sữa đặc?
Rau đay
Rau đay là loại rau phổ biến vào mùa hè. Trong rau đay có rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như canxi, sắt, vitamin C…
Công dụng
Ăn rau đay có tác dụng tăng lượng sữa và chất béo trong sữa, khiến sữa đặc hơn.
Hàm lượng sắt trong rau đay rất lớn nhờ thế là thực phẩm cung cấp sắt cho các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả. Trong quá trình này, người mẹ cần tới 10mg sắt mỗi ngày.
Rau đay còn có tác dụng giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, chữa tiểu rát và trị táo bón.
Cách sử dụng
Bạn có thể sử dụng rau đay trong các bữa ăn hàng ngày với những món dễ chế biến như canh rau đay nấu lạc, canh mướp rau đay, canh rau đay và rau ngót…
Một lưu ý nhỏ cho bạn là nên sử dụng loại rau đay có thân nhỏ và sẫm màu vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Bạn nên ăn canh rau đay đều đặn khoảng 2 lần/tuần, mỗi tuần từ 200-300g.
Chuối
Trong chuối có chứa Vitamin A, C, E, K, Vitamin nhóm B, các loại khoáng chất như sắt, canxi, magie, kẽm, natri…
Ăn chuối giúp sữa mẹ đặc hơn
Công dụng
Thành phần chất bổ dồi dào như vậy giúp các bà mẹ bổ sung được các chất cần thiết để làm tăng chất lượng sữa.
Các loại chuối, đặc biệt là chuối sứ có lớp men tốt nên giúp sản phụ nhiều sữa mà không lo tăng cân.
Ngoài ra, chuối còn có tác dụng giúp tránh táo bón, nhuận tràng.
Cách sử dụng: Bạn có thể dùng chuối bằng cách ăn chuối chín hoặc chuối luộc, sinh tố chuối, chuối hấp… Mỗi ngày có thể ăn một quả chuối và không nên ăn quá 2 quả/ngày.
Xôi gạo lứt
Xôi gạo lứt được làm từ gạo nếp lứt. Trong loại gạo này có chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin B1, B3, B5, B6, canxi, magie, natri, sắt, selen…
Công dụng
Lượng dinh dưỡng dồi dào của gạo lứt khi được hấp thu sẽ chuyển qua sữa mẹ khiến chất lượng sữa tăng lên và đặc hơn, thơm ngon hơn.
Gạo lứt cũng là loại thực phẩm được biết đến với nhiều công dụng khác như cải thiện bệnh tiểu đường, phòng chống loãng xương, viêm khớp, các bệnh về tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.
Cách sử dụng
Xôi gạo lứt được nấu như với xôi gạo nếp thông thường. Bạn có thể thêm các thành phần khác vào như là dừa tươi nạo, ngô ngọt…để tăng hương vị.
Xôi gạo lứt nên được sử dụng đều đặn khoảng 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt.
Mẹ ăn gì để sữa đặc? Đừng quên cháo chân giò
Chân giò là một trong những món ăn phổ biến nhất có công dụng lợi sữa. Chân giò có hàm lượng chất béo và canxi cao.
Công dụng: Ngoài tác dụng lợi sữa và tăng độ đặc của sữa mẹ, ăn chân giò còn giúp chị em cải thiện được độ đàn hồi của da nhờ lượng collagen dồi dào.
Cách sử dụng
Cháo chân giò là món ăn dễ làm. Bạn chỉ cần đun gạo với chân giò chặt miếng vừa ăn từ 45-60 phút, sau đó thêm gia vị và hành lá là có thể sử dụng.
Vì chân giò có hàm lượng chất béo khá cao nên bạn chỉ nên ăn khoảng 3 lần/tuần để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì.
2. Ăn gì để có sữa đặc cho con bú? – Những lưu ý cần biết
Các mẹ cứ thắc mắc là ăn gì cho sữa mẹ đặc nhưng bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, các bà mẹ đang nuôi con bú cũng cần lưu ý tới một số điều sau.
2.1 Uống thực phẩm giúp sữa mẹ đặc như cốm lợi sữa
Các loại cốm lợi sữa có đầy đủ các thành phần cần thiết mà cơ thể cần sẽ giúp bạn bổ sung được chất bổ hiệu quả mà không cung cấp được qua các thực phẩm khác.
Cốm lợi sữa BreastMUM đang được các mẹ tin dùng
Cốm lợi sữa cũng rất dễ sử dụng, không tốn thời gian.
Ngoài công dụng giúp sữa đặc, cốm lợi sữa còn giúp sữa mẹ có mùi thơm hơn, bé thích bú mẹ hơn. Bạn nên sử dụng các loại cốm lợi sữa có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn và tìm nhà sản xuất đáng tin cậy. Tùy từng loại cốm lợi sữa mà có liều lượng sử dụng khác nhau. Ví dụ như cốm lợi sữa BreastMUM sử dụng ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 gói và sử dụng trong 2-4 tuần sau đó dừng 3 ngày trước khi sử dụng tiếp đợt uống mới.
2.2 Uống nước giúp sữa mẹ đặc
Nước lá cây đinh lăng
Nước lá cây đinh lăng có tác dụng giúp sữa mẹ đặc hơn
Nước lá cây đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm chứng viêm tắc tuyến sữa, giúp sữa đặc và nhiều hơn. Đinh lăng còn có tác dụng an thần và tốt cho não bộ.
Bạn có thể sử dụng nước đinh lăng uống như trà mỗi ngày bằng cách pha lá đinh lăng khô với nước sôi hoặc đun lá đinh lăng trong nước lọc.
Tuy nhiên, nước lá đinh lăng chỉ nên dùng khi mẹ bị tắc sữa, không nên dùng kéo dài.
Nước ép cà rốt
Cà rốt chứa nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là nguồn bổ sung chất sắt hiệu quả giúp bạn tăng chất lượng sữa.
Bạn có thể sử dụng nước ép cà rốt nguyên chất hoặc pha thêm chút mật ong/ đường cho dễ uống. Mỗi tuần, bạn nên uống nước ép cà rốt khoảng 3 lần, mỗi lần 250ml.
Nước thì là
Nước thì là hỗ trợ sữa mẹ đặc hơn
Các hợp chất có trong thì là có tác dụng làm tăng hàm lượng của estrogen và prolactin – hai hormone đóng vai trò quan trọng hàng đầu quyết định lượng sữa và chất lượng sữa mẹ.
Ngoài ra, thì là còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ, tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn có thể sử dụng hạt thì là hãm với nước sôi để uống thay nước hàng ngày.
Nước chè vằng
Chè vằng không chỉ có tác dụng lợi sữa mà còn giúp tiêu mỡ, giảm cân nên được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng.
Chất glycosit đắng trong chè vằng có tác dụng giúp ăn ngon miệng hơn, nhờ thế mà mẹ ăn tốt hơn, cung cấp được lượng chất dinh dưỡng đáng kể.
Bạn có thể sử dụng nước chè vằng bằng cách đun 30g chè vằng khô với 2l nước trong 15 phút, sau đó để nguội và uống trong ngày. Lưu ý là không nên sử dụng nước chè vằng quá đặc và chỉ dùng 20g-30g chè vằng mỗi ngày.
Nước hạt bí ngô
Nước hạt bí ngô là một thức uống giúp những chị em có sữa loãng cải thiện chất lượng sữa của mình một cách hiệu quả. Hạt bí ngô cung cấp lượng dinh dưỡng lớn và mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Các mẹ có thể làm nước hạt bí ngô bằng cách dùng 20-30g hạt bí ngô (bóc vỏ ngoài lấy nhân trong) nghiền nát pha với nước sôi và thêm chút đường để uống. Sử dụng liên tiếp trong 3 ngày.
***Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Những cách trên còn phụ thuộc vào sự phù hợp của mỗi người để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hi vọng rằng từ những giải đáp trên của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, các mẹ đã biết cách lựa chọn ăn gì cho sữa đặcrồi chứ? Chúc các mẹ áp dụng thành công những cách trên để sữa về tràn bờ đê cho con bú nhé!
Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Năm 2013: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả can thiệp về dinh dưỡng và luyện tập để giảm thừa cân, béo phì ở người trưởng thành” hợp tác cùng Đại học Nhật Bản.
Năm 2014: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhận giải thưởng “Đánh giá hiệu quả chế độ ăn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai” hợp tác cùng Đại học Boston, Mỹ.